Biểu hiện rối loạn cương dương: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán.

Thứ 2 ngày 11/12/2023

Rối loạn cương dương là nỗi lo sợ của không ít quý ông từ trước đến nay. Bệnh lý này gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho cuộc sống hôn nhân, cụ thể là làm cho đời sống tình dục của nam giới không còn êm đẹp như trước. Vậy làm gì để biết mình đang bị rối loạn cương dương và cách giúp bạn thoát khỏi căn bệnh này? Hãy cùng Nhà thuốc Đức Long theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu rõ hơn về các biểu hiện rối loạn cương dương.

1. Rối loạn cương dương là gì?

Rối loạn cương dương là tình trạng dương vật không thể hoặc khó duy trì được sự cương cứng trong thời gian đủ để giao hợp. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào gây giảm cảm hứng tình dục dẫn tới sự khó chịu và ảnh hưởng tới hạnh phúc hôn nhân, gia đình.

Trong thực tế, rối loạn cương dương có nguy cơ xảy ra cao hơn ở người đàn ông lớn tuổi, khoảng một nửa số đàn ông ở độ tuổi 65 và 3/4 đàn ông ở độ tuổi 80 mắc chứng rối loạn cương dương.

2 Biểu hiện của rối loạn cương dương

Bệnh nhân có thể nhận biết rối loạn cương dương thông qua bốn nhóm triệu chứng sau:

Mất hoàn toàn sự khao khát và nhu cầu về tình dục, dương vật hoàn toàn mềm và không thể đáp ứng nhu cầu sinh lý bình thường của người vợ;

Một số trường hợp mặc dù vẫn có khao khát tình dục nhưng khi tiếp xúc với phụ nữ dù dùng tất cả các biện pháp kích thích nhưng không thể cương cứng được;

Dương vật cương cứng thất thường, không theo nhu cầu của chủ nhân;

Dương vật cương cứng nhưng không đủ thời gian để giao hợp, khi đưa vào cơ thể phụ nữ thì tự mềm ra và mọi hưng phấn âm thầm biến mất.

3 Nguyên nhân gây rối loạn cương dương là gì?

Mặc dù việc nhận biết và chẩn đoán rối loạn cương dương khá dễ dàng nhờ vào các triệu chứng cụ thể nhưng việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh lại khó khăn vì mỗi người bệnh thường có một nguyên nhân riêng biệt. Có bốn nhóm nguyên nhân thường gặp như sau:

Suy giảm lượng nội tiết tố testosterone trong máu;

Nguyên nhân do thần kinh: Bệnh khởi phát từ các viêm dây thần kinh; nhiễm độc thần kinh do thuốc lá, rượu, ma túy, hóa chất; bệnh tiểu đường hoặc tổn thương sau phẫu thuật vùng tiểu khung… khiến cho đường dẫn truyền tín hiệu từ não bộ tới ngoại vị bị rối loạn;

Nguyên nhân do rối loạn vận chuyển mạch máu: Tác động tưới máu cho dương vật hoặc thoát máu quá nhanh qua tĩnh mạch vùng dương vật;

Nguyên nhân do tâm lý: Bệnh nhân có thể bị một tai nạn hoặc chấn động về tinh thần trong cuộc sống dẫn tới ám ảnh, mặc cảm bất lực.

4 Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

5. Làm cách nào để điều trị chứng rối loạn cương dương?

Khi đã có kết quả chẩn đoán rằng đã mắc chứng rối loạn cương dương, bạn cần tuân theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Có thể bao gồm nhiều phương pháp kết hợp lại như: dùng thuốc, chèn thuốc vào dương vật, thiết bị hút chân không, thiết bị co thắt, thay thế testosterone,…

5.1. Uống thuốc

Hầu như thuốc là cách điều trị phổ biến của nhiều bệnh lý khác nhau, và rối loạn cương dương không là một ngoại lệ. Thuốc có tác dụng tăng lượng máu lưu thông đến dương vật, từ đó giảm các biểu hiện rối loạn cương dương ở bệnh nhân.

Loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng nhiều nhất chính là những sản phẩm có chứa phosphodiesterase với khả năng chấm dứt bệnh lên đến 70%. Bệnh nhân sẽ uống thuốc trước mỗi lần quan hệ tình dục 1 giờ, lưu ý không nên sử dụng quá 1 lần mỗi ngày.

5.2. Thuốc chèn vào dương vật hoặc tiêm

Loại thuốc này giúp tăng lưu lượng máu đến dương vật và mở rộng động mạch. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ đáng lưu ý của thuốc là gây cảm giác nóng rát dương vật, choáng váng, cương cứng trong thời gian dài gây đau đớn.

Những lần sử thuộc thuốc đầu tiên sẽ được bác sĩ theo dõi kỹ lưỡng. Phương pháp dùng thuốc tiêm hoặc chèn này có thể làm dương vật cương cứng lên đến 90%. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc kỹ khi thực hiện phương pháp này nhiều lần bởi nó sẽ khiến cho dương vật xuất hiện mô sẹo.

5.3. Liệu pháp thay thế testosterone

Phương pháp này dành riêng cho những trường hợp bệnh nhân rối loạn cương dương do lượng testosterone trong máu quá thấp. Tùy vào ý thích, bạn có thể chọn nhiều hình thức thay thế như: dùng kem bôi, miếng dán, tiêm trực tiếp,… Tuy nhiên, người bệnh có thể bị các tác dụng phụ như tăng nguy cơ đột quỵ, rối loạn gan,…

5.4. Thiết bị hút chân không và thiết bị co thắt

Thiết bị hút chân không có tác dụng làm tăng khả năng cương cứng của dương vật. Tuy nhiên, kích thước thiết bị này so với bộ phận sinh dục nam thì quá cồng kềnh nên dễ gây cản trở quá trình xuất tinh.

Mặt khác, dùng thiết bị co thắt cũng là một cách điều trị chứng rối loạn cương dương hiệu quả. Đây là một thiết bị có hình dáng như: vòng kim loại, cao su, dây,… với khả năng làm chậm dòng chảy của máu để tránh các tác dụng phụ khi dùng thuốc.

6 Cách phòng tránh bệnh lý rối loạn cương dương

Sau khi đã nắm kĩ các biểu hiện rối loạn cương dương thường gặp, bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt lành lạnh để tránh khỏi bệnh lý này. Cụ thể như sau:

Sinh hoạt điều độ, ăn uống khoa học, hạn chế sử dụng rượu bia và tuyệt đối không hút thuốc.

Tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn.

Giữ tinh thần lạc quan trong mọi trường hợp, tránh các suy nghĩ tiêu cực, gây buồn phiền,…

Có được sự đồng cảm từ bạn đời của mình.

Khi phát hiện các biểu hiện rối loạn cương dương, phải đến ngay các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị.
nguồn sưu tầm.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.